Gần đây VietFlycam nhận được khá nhiều sự quan tâm của bạn đọc về lĩnh vực trắc địa số. Vậy trắc địa số là gì, tầm quan trọng của trắc địa số trong đời sống xã hội ra sao, ngay sau đây VietFlycam xin được chia sẻ tới bạn đọc những thông tin cơ bản về lĩnh vực trắc địa số. 

Trắc địa số là gì?

Trắc địa hay trắc đạc hay đo đạc là một ngành khoa học về Trái Đất. Cụ thể công việc của một nhân viên trắc địa là đo đạc và xử lý số liệu của địa hình và địa vật nằm trên bề mặt địa cầu. Kỹ thuật trắc địa sẽ giúp nhân viên hoàn thành công việc khảo sát địa hình, đo đạc hiệu quả hơn.

trắc địa là gì

Những dữ liệu thu được là cơ sở để nhân viên trắc địa tạo ra bản đồ trắc địa bằng cách vẽ lên mặt phẳng giấy. Trắc địa là đo đạc vị trí tọa độ và độ cao, hình dạng, kích thước, phương hướng của địa hình mặt đất và địa vật nằm trên mặt đất.

Tầm quan trọng của trắc địa số

Trắc địa đối với xã hội

Thành quả của trắc đạc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Các loại bản đồ địa hình, số liệu đo đạc rất cần thiết cho các công tác quy hoạch, phân bố lực lượng lao động, thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó dữ liệu trắc địa còn phục vụ cho việc thiết kế các loại công trình, quy hoạch đất đai, sản xuất nông nghiệp, xây dựng hệ thống tưới tiêu trên đồng ruộng.

Trắc địa trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng công trình

Đối với xây dựng, trắc đạc luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Có thể thấy rõ điều này khi nghiên cứu các giai đoạn để thực hiện một công trình: một khu chung cư, một dự án BĐS nghệ thuật, đập thủy điện, cáp treo, cầu đường,… 

Để thực hiện được một công trình trên mặt đất, công việc phải lần lượt trải qua 5 giai đoạn: quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu. 

  • Giai đoạn quy hoạch, người kỹ sư phải sử dụng những bản đồ tỉ lệ nhỏ, trên đó sẽ vạch ra các phương án xây dựng công trình, kế hoạch tổng quát về khai thác và sử dụng công trình.
  • Giai đoạn khảo sát, người kỹ sư cần biết đề xuất các yêu cầu đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn tại những khu vực ở giai đoạn quy hoạch dự kiến xây dựng công trình. 
  • Giai đoạn thiết kế đòi hỏi người kỹ sư phải có kiến thức về trắc đạc để tính toán thiết kế các công trình trên bản đồ, vẽ các mặt cắt địa hình. 
  • Giai đoạn thi công người kỹ sư phải có kiến thức và kinh nghiệm về công tác trắc đạc để đưa công trình đã thiết kế ra mặt đất, theo dõi tiến độ thi công hằng ngày.
  • Giai đoạn nghiệm thu và quản lý công trình: là giai đoạn cuối cùng, người kỹ sư phải có hiểu biết về công tác đo đạc. Các công việc cần thực hiện là: kiểm tra lại vị trí, kích thước của công trình đã xây dựng, áp dụng một số phương pháp trắc lượng để theo dõi sự biến dạng của công trình trong quá trình khai thác và sử dụng.
trắc địa là gì

Đối với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên

Các loại bản đồ địa hình rất cần thiết cho công tác thăm dò, sử dụng và quản lý các tài nguyên thiên nhiên. 

Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam

Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB