Trắc địa công trình hay còn gọi là trắc đạc công trình. Đóng góp cho thành công của các công trình xây dựng thì không thể không kể đến ứng dụng của công tác trắc địa. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về tầm quan trọng của trắc đạc trong xây dựng.

Trắc địa công trình là gì? 

Trắc địa là ngành đo đạc điều tra, cung cấp số liệu liên quan cho hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng. Các hoạt động đo đạc cụ thể được dùng để để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình địa vật, đo đạc công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng đầu vào đầu ra, bảo trì và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

trac-dia-cong-trinh
trac-dia-cong-trinh

Tìm hiểu thêm: Trắc địa là gì? Các thiết bị chuyên dụng dùng trong đo đạc trắc địa

Tầm quan trọng của công tác trắc địa trong xây dựng

Hoạt động trắc địa trong xây dựng giúp ích trong công việc khảo sát địa hình, địa vật, lập bản vẽ chi tiết mặt bằng và xây dựng với các số đo cụ thể. Từ hoạt động nghiên cứu, người thiết kế có thể dễ dàng nắm bắt công việc, hoàn thành công việc khi cần thiết, đảm bảo tính chính xác, an toàn và  yêu cầu kỹ thuật của công việc. 

Nhờ công tác trắc địa, công việc xây dựng có thể tiến hành nhanh hơn. Các số liệu chính xác trên bản vẽ cũng giúp cho việc quản lý dự án trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động trắc địa rất hữu ích cho cả nhà thầu và chủ đầu tư.  Tuy nhiên, do tầm quan trọng của hoạt động này, bất kỳ sai sót nào xảy ra trong công tác nghiên cứu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Điều này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

trac-dia-cong-trinh
trac-dia-cong-trinh

Các giai đoạn trong công tác trắc đạc công trình:

Giai đoạn quy hoạch: Tùy theo giai đoạn quy hoạch tổng thể hay giai đoạn quy hoạch chi tiết mà người ta sử dụng các bản đồ địa hình tỷ lệ thích hợp để vạch ra các phương án quy hoạch, phương án tổng thể sử dụng của công trình.

  1. Giai đoạn khảo sát thiết kế: thành lập lưới khống chế trắc địa, đo vẽ bình đồ mặt cắt địa hình phục vụ xác định vị trí.
  2. Giai đoạn tiến hành thi công: Tiến hành công tác xây dựng lưới trắc địa để bố trí công trình trên mặt đất theo đúng thiết kế.
  3. Giai đoạn trắc đạc công trình: vừa  tư vấn giám sát nhằm đảm bảo chất lượng và độ chính xác của công trình thực tế so với bản thiết kế. Theo dõi, kiểm tra những bất thường để thay đổi phương án phù hợp.
  4. Giai đoạn quản lý, bắt đầu khai thác xử lí công trình: Đánh giá mức độ ổn định và chất lượng thi công công trình.
trac-dia-cong-trinh
trac-dia-cong-trinh

Xem thêm: Trắc đạc công trình và các giai đoạn trong đo đạc trắc địa công trình

Các yếu tố liên quan đến tính chính xác của công tác trắc địa

Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến độ chính xác của hoạt động trắc địa nói chung và khảo sát xây dựng nói riêng. 

  • Trình độ Kỹ thuật viên Trắc địa: Kỹ thuật viên trắc địa phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu địa hình, đặc thù công việc, biết  vận hành máy móc thuần thục. 
  • Chất lượng thiết bị trắc địa: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của tính toán trắc địa.

Tham khảo về Ứng dụng của Drone trong trắc địa số và thành lập bản đồ trực tuyến

Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam

Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB