Để đảm bảo được độ chính xác cao trong quá trình làm việc thì việc áp dụng công nghệ đo GPS bằng máy đo RTK là việc cần thiết. Vậy máy đo RTK là gì? Sử dụng máy đo RTK trong khảo sát địa hình mang lại lợi ích gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Máy đo RTK là gì?

RTK là viết tắt của Real-Time Kinematic (Đo động thời gian thực). Bằng cách sử dụng một máy RTK đặt cố định – gọi là trạm tĩnh ( Base Station) để thu nhằm tăng độ chính xác của tín hiệu GPS và gửi tín hiệu đến máy GPS 2 Tần Số đang chuyển động – gọi là trạm động (Rover Station).

Thiết bị GPS bao gồm 01 thiết bị tĩnh (BASE) và 01 hoặc nhiều thiết bị động (ROVER). Trạm gốc đặt tại  gốc tọa độ (mốc xác nhà nước trong tòa nhà hoặc hộ chiếu loại IV), được lắp đặt tại gốc tọa độ (VN2000), các thông số được quy đổi từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 qua hệ tọa độ VN-2000 tăng. Máy động (ROVER) được đặt ở vị trí cần xác định tọa độ. 

may-do-rtk

Quy định về thông số kĩ thuật khi dùng máy đo RTK trong thực tế

Những lưu ý khi đặt máy đi RTK

Độ chính xác của trạm tĩnh phải là DC hoặc tốt hơn. Trạm tĩnh nên đặt ở những nơi cao ráo, thông thoáng. 

Khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm động không  quá 12 km. 

Cả trạm tĩnh và trạm động đều phải được cấu hình theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường để tính toán và chuyển đổi từ hệ thống WGS-84 sang hệ tọa độ VN2000.

may-do-rtk

Thông số kĩ thuật cần đảm bảo

Số vệ tinh: Svs ≥ 4

Chế độ trạng thái Status: Fixd

Sai số vị trí điểm Mp: HRMS ≤ Sai số xác định vị trí góc ranh

Độ chính xác khi đo

Đo tĩnh

Sai số mặt phẳng đạt: 25mm +1ppm Rms

Sai số cao độ đạt: 5mm + 1ppm Rm

Đo RTK

Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms

Sai số cao độ : 20mm + 1ppm Rms

Ưu điểm và nhược điểm của sử dụng máy đo RTK trong khảo sát địa hình

may-do-rtk

Ưu điểm

Độ chính xác cực cao, sai số của kết quả đo luôn nhỏ hơn sai số điểm theo quy phạm (được chứng thực qua rất nhiều lần đo thực tế)

Tiết kiệm nhiều yếu tố hơn so với phương pháp truyền thống

  • Thời gian khảo sát tiết kiệm 20-30% so với các phép đo truyền thống hoặc so với phép đo bằng máy toàn đạc điện tử
  • Tiết kiệm nhân lực 30-50% so với phương pháp đo phổ thông.
  • Không cần xử lý số liệu sau đo, vì kết quả đo nằm trong hệ thống tọa độ quốc gia VN2000

Số liệu đo đạc thu được bằng công nghệ GPS đều ở dạng số, rất dễ chuyển đổi sang cho các hệ bản đồ tự động. Giảm tối đa ảnh hưởng của sai số do con người đến kết quả đo, có thể xuất theo nhiều định dạng như: csv, txt, dat… nên việc lưu trữ và tích hợp được với rất nhiều ứng dụng, phần mềm chuyên ngành.

Đa dạng về mẫu mã và các thương hiệu để lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu và chất lượng.

Nhược điểm 

Nhược điểm lớn nhất mà phương pháp đo RTK hiện nay là giá thành đầu tư ban đầu khá cao. Giá một máy toàn đạc và bộ phụ kiện đủ tiêu chuẩn để đo có dao động từ 150-250 triệu, thì bộ máy GPS 2 tần số RTK đã lên tới 400-600 triệu đồng.

Phương pháp đo RTK cũng không đảm bảo hiệu quả cao tại những khu vực có địa hình phức tạp, cây cố rậm rạp không đảm bảo thông thoáng.

Việt-Flycam hi vọng qua bài viết trên đã chia sẻ được những thông tin bổ ích đến cho bạn đọc. 

Tìm hiểu về khảo sát địa hình bằng Flycam: Khảo sát địa hình bằng Flycam. Công nghệ UAV trong đo đạc trắc địa

Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam

Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB