Trắc địa là lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều các kiến thức chuyên môn. Một trong những kiến thức chuyên môn mà người làm nghề trắc địa cần biết là lưới khống chế mặt đất. Trong bài viết này, Tracdiaso xin được chia sẻ tới bạn đọc những thông tin cơ bản về lưới khống chế trong trắc địa.
Khái niệm trắc địa là gì
Trắc địa là khoa học chuyên nghiên cứu về hình dạng, kích thước Trái Đất, địa hình mặt đất, đo vẽ các loại bản đồ và cung cấp số liệu cho các ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng. Để đạt được mục đích đó, trong công tác trắc địa người ta phải thực hiện hai phần công việc cơ bản là xây dựng hệ thống các điểm cơ sở trắc địa và đo địa hình, đo đạc địa chính.
Khái niệm lưới khống chế mặt đất
Hệ thống các điểm cơ sở trắc địa hay mạng lưới khống chế trắc địa là hệ thống các điểm được chọn và đánh dấu mốc vững chắc trên mặt đất, chúng liên kết với nhau tạo thành các mạng lưới. Tiến hành đo đạc các yếu tố cần thiết, xử lý số liệu và tính ra tọa độ, độ cao của các điểm theo một hệ thống tọa độ thống nhất.
Mạng lưới khống chế trắc địa được xây dựng theo nguyên tắc từ toàn diện đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Trước hết người ta xây dựng mạng lưới điểm khống chế có mật độ thưa và độ chính xác cao phủ trùm toàn bộ lãnh thổ cần nghiên cứu. Sau đó thêm dày bằng các lưới khống chế có mật độ điểm cao hơn và độ chính xác thấp hơn. Lưới cấp thấp nhất có mật độ và độ chính xác đáp ứng yêu cầu của công tác trắc địa chi tiết như đo vẽ các loại bản đồ.
Lưới khống chế mặt đất tại Việt Nam
Mỗi quốc gia đều xây dựng một mạng lưới trắc địa cơ bản thống nhất trong một hệ quy chiếu với một gốc tọa độ và độ cao. Lưới trắc địa Việt Nam được sử dụng từ trước cho tới năm 2000 đã dùng Elipxoid Kraxovski định vị theo gốc tọa độ Hà Nội và dùng phép chiếu tọa độ thẳng Gauss.
Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam
Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: Vietflycam1102@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA