Flycam được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quay phim, đo đạc trắc địa,… Trong bài viết này, Việt- Flycam sẽ chia sẻ ứng dụng flycam trong lĩnh vực lâm nghiệp qua bài viết sau đây.

flycam

Khái niệm Flycam

Công nghệ đang một ngày càng phát triển vì vậy việc máy bay không người lái (UAV) là một trong các vấn đề nóng của khoa học công nghệ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Có rất nhiều ý kiến đưa ra câu hỏi: “Vậy UAV là gì? ” 

Máy bay không người lái (UAV – unmanned aerial vehicle) là phương tiện không có phi công trong buồng lái, hệ thống bao gồm một máy bay không người lái và 1 kiểm soát viên trên mặt đất và một hệ thống kết nối với UAV và kiểm soát viên. Uav có thể được điều khiển bởi con người vận hành hay máy tính dựa trên một hệ thống tự động. 

flycam

Ứng dụng của Flycam trong lĩnh vực lâm nghiệp

Flycam/Drone/UAV ứng dụng trong nông nghiệp ngày càng đa dạng, với tầm bay cao, xa cùng nhiều tính năng điều khiển hiện đại đã giúp cho người ta sử dụng phương tiện flycam để quan sát rừng được hiệu quả. Hiện nay, một số địa phương đã trang bị thiết bị Flycam giúp giám sát diễn biến rừng nhằm cảnh báo kịp thời những vụ việc cháy rừng hoặc dùng 

Flycam để cung cấp thêm thông tin về rừng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa và không thể tiếp cận của con người. Ngoài ra, flycam cũng giúp theo dõi diễn biến cháy rừng hiện tại, từ đó cung cấp hình ảnh thực tế của đám cháy giúp cho công tác chỉ huy chữa cháy ngày càng hiệu quả.

Tuy nhiên, việc ứng dụng flycam trong nông nghiệp không được ứng dụng rộng rãi vì chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu rất cao, hơn nữa việc cấp phép đòi hỏi phải xin liên tục sau mỗi lần bay cũng là khó khăn đối với những tình huống khẩn cấp như cứu hoả chỉ cần đợi thời gian xin cấp phép kết thúc khi đám cháy đã được khống chế. Hoặc xin cấp phép ngay trong mùa khô thì chi phí cho việc xin cấp phép cũng là một vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. 

Mô hình sử dụng UAV ứng dụng cho lĩnh vực lâm nghiệp  bao gồm một số bước cơ bản sau: 

 1. Lập trình đường bay 

 2. Thực hiện bay 

 3. Ghép ảnh và nắn hình 

flycam

Lập trình đường bay

Lập trình đường bay sẽ giúp cho việc máy bay có thể thực hiện nhiệm vụ bay chụp mà không tháo tác điều khiển bay của kỹ thuật viên. Như vậy, kỹ thuật viên chỉ cần bấm nút khởi động và máy bay sẽ tự động hoàn thành nhiệm vụ và hạ cánh. Ở đây người sử dụng cũng cần chú ý lựa chọn vị trí thực hiện cất cánh và hạ cánh thích hợp nhằm tránh hư hại đến máy bay. Hoặc những tình huống nguy hiểm, sự cố đặc biệt cần điều khiển bằng mắt để cho máy bay hạ cánh an toàn. 

Thực hiện bay

Kỹ thuật viên lựa chọn địa điểm gần nhất với vị trí hoạt động, có địa điểm cất và hạ cánh phù hợp nhằm tiết kiệm pin và thời gian khi phải thực hiện việc di chuyển đến nơi làm nhiệm vụ. 

Trong khi hạ cánh kỹ thuật viên cần liên tục quan sát thiết bị hoạt động nhằm phát hiện những hỏng hóc và thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến thiết bị. Không nên bay quá thấp, địa điểm cất và hạ cánh cách xa với khu vực đang bay chụp hoặc địa điểm cất và hạ cánh có nhiều vật cản. 

Khi bay ở các khu vực nhỏ nên phân chia ca bay hợp lý, tránh nhiều chuyến bay trên 1 vùng, như vậy sẽ rủi ro nếu pin của thiết bị đã cũ hoặc ước lượng thời gian còn lại không đúng dẫn tới thiết bị cạn pin rơi tự do. 

flycam

Ghép ảnh và nắn ảnh

  • Xây dựng tam giác đo chuẩn 
  • Tạo đám mây điểm thấp: lập và điều chỉnh 
  • Mô hình 3 D: thiết lập và tạo ra 
  • Ghép ảnh kỹ thuật số toàn cảnh
  • Hỗ trợ máy ảnh dưới dạng mắt cá Fisheye 
  • Đám mây điểm dày đặc: phân loại 
  • DEM: xuất DSM/DTM được tham chiếu GPS 
  • Xuất khẩu hình ảnh trực giao
  • Hỗ trợ điểm quan sát mặt đất 
  • Xử lý hình ảnh đa hướng 
  • NDVI và các tính toán chỉ số cây trồng mới 
  • Tạo hệ thống quản lý phân cấp
  • Mô hình 4D cho những cảnh động

Xem thêm: Ứng dụng Flycam trong đo đất, khảo sát địa hình

Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam

Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB