Thực chất của đo vẽ địa hình là xác định vị trí tương quan của các đối tượng đo vẽ (các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật) trên thực địa rồi dùng các kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên mặt phẳng tờ giấy theo một tỷ lệ nào đó. Như vậy khi đo vẽ địa hình cần phải dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và khống chế độ cao nhà nước để tăng dày mật độ điểm khống chế bằng cách xây dựng lưới đo vẽ.
Mục lục
Các nội dung cần thể hiện trên bản đồ địa hình
Đo vẽ bản đồ địa hình có thể tiến hành theo một số phương pháp sau:
- Phương pháp đo vẽ toàn đạc
- Phương pháp đo vẽ bàn đạc
- Phương pháp đo vẽ bằng ảnh
- Phương pháp đo vẽ tổng hợp
Dù đo vẽ bằng phương pháp nào trên bản đồ địa hình (tỷ lệ lớn 1: 5000 ÷ 1:500) cũng cần đảm bảo thể hiện các nội dung sau:
- Các điểm khống chế trắc địa
- Biểu diễn địa vật: phải tuân theo đúng những kí hiệu quy ước bản đồ do cục đo đạc và bản đồ nhà nước quy định
- Biểu diễn địa hình: dùng phương pháp đường đồng mức.
Có nhiều phương pháp đo vẽ chi tiết: tọa độ vuông góc, giao hội góc, giao hội cạnh, tọa độ cực. Nhưng ngày nay phương pháp tọa độ cực hay được dùng hơn cả.
Đo vẽ bản đồ theo phương pháp toàn đạc
Đo vẽ toàn đạc là đo vẽ địa hình bằng máy toàn đạc hay máy kinh vĩ theo phương pháp tọa độ cực.
- Ưu điểm: Nhanh chóng, không phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện địa hình.
- Nhược điểm: Công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp tách rời nhau nên không kịp thời phát hiện những sai sót, đo vẽ toàn đạc thường được ứng dụng ở nơi các phương pháp đo vẽ khác khó thực hiện.
Lưới khống chế đo vẽ
Là hệ thống các điểm được xác định tọa độ (mặt bằng) và độ cao, thông thường các điểm này đủ đảm bảo đo vẽ chi tiết. Khi lập lưới khống chế đo vẽ bản đồ, phải căn cứ vào tỷ lệ đo vẽ để bố trí cho thích hợp. Lưới tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, giao hội bằng máy kinh vĩ dung cho đo vẽ bản đồ tỷ lệ trung bình và lớn. Mỗi loại tỷ lệ bản đồ yêu cầu đo vẽ với độ chính xác khác nhau.
Dựa vào tỷ lệ người ta chia bản đồ làm ba loại như sau:
- Bản đồ tỷ lệ lớn: gồm các tỷ lệ:1:5000, 1:2000, 1:1000 và lớn hơn.
- Bản đồ tỷ lệ trung bình: gồm các tỷ lệ: 1:10000, 1:25000, 1:50.000 và 1:100.000
- Bản đồ tỷ lệ nhỏ: gồm các tỷ lệ nhỏ hơn 1:100.000
Yêu cầu đo vẽ bản đồ với các tỷ lệ khác nhau đều được quy định trong các quy phạm đo đạc.
Đo vẽ chi tiết
Đặt máy tại điểm khống chế, đo đạc các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật (như cột điện, góc nhà, tim đường,…) những điểm đó gọi là điểm chi tiết.
Công tác chuẩn bị một trạm đo chi tiết
- Đặt máy vào điểm trạm đo (là điểm khống chế đo vẽ). Sau khi định tâm, cân bằng máy, xác định giá trị MO.
- Đo chiều cao máy (i) bằng thước hoặc mia.
- Định hướng ban đầu 00o về điểm khống chế lân cận (vị trí bàn độ trái).
Đo các yếu tố điểm chi tiết
- Người cầm mia: dựng mia lên điểm chi tiết cần đo
- Người đứng máy: quay máy đến ngắm mia đặt ở điểm chi tiết.
Dùng phương pháp tọa độ một cực để đo điểm chi tiết:
+ Đọc số trên mia theo dây đo khoảng cách (km).
+ Đọc số trên mia theo chỉ giữa (l).
+ Đọc số trên vành độ ngang.
+ Đọc số trên vành độ đứng.
- Báo cho người cầm mia đi sang điểm khác. Các số liệu đọc được phải ghi ngay vào sổ đo chi tiết.
Để tránh trùng lặp hoặc bỏ sót khi thi công xây dựng cần phải phân vùng cho các trạm đo. Tuy nhiên giữa các trạm đo cần phải “đo chờm” để kiểm tra.Cùng với công tác đọc số cần vẽ phác sơ đồ vị trí điểm khống chế, điểm chi tiết để tránh nhầm lẫn khi đo vẽ bản đồ. Trước khi kết thúc trạm đo cần kiểm tra lại hướng ban đầu nếu lệch không quá 1/5 là đạt yêu cầu.
Tính toán
- Tính tọa độ và độ cao các điểm khống chế.
- Tính khoảng cách nằm ngang từ máy đến điểm chi tiết
- Tính độ chênh cao của các điểm chi tiết so với trạm máy.
- Tính độ cao các điểm chi tiết
Vẽ bản đồ
- Vẽ lưới ô vuông: kẻ các ô vuông nhỏ kích thước 10cm x 10cm
- Chấm các điểm khống chế lên lưới ô vuông theo phương pháp tọa độ vuông góc.
- Chuyển các điểm chi tiết theo phương pháp tọa độ cực và vẽ đường đồng mức theo phương pháp ước lượng.
- Kiểm tra đánh giá độ chính xác bản đồ địa hình.
+ Sai số vị trí địa vật cố định biểu thị trên bản đồ so với điểm khống chế gần nhất không lớn hơn 0.5mm (vùng quang đảng); 0.7mm (vùng rừng núi).
+ Sai số biểu diễn dáng đất không vượt quá 4/1 khoảng cao đều (vùng đồng bằng) và 3/1 khoảng cao đều (vùng rừng núi).
+ Số điểm chêch lệch không được lớn hơn 10% tổng số điểm kiểm tra.
Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam
Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: Vietflycam1102@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA