Để đảm bảo được độ chính xác và chi tiết cho toàn bộ dữ liệu thu được thì Việt Flycam ứng dụng công nghệ bay quét bằng flycam với 3 lần bay chi tiết kết hợp với mốc tọa độ Quốc gia.

Bước 1: Kéo mốc tọa độ quốc gia về dự án

Hệ thống tọa độ và mốc sử dụng trong quy trình khảo sát bao gồm:

  • Hệ tọa độ quốc gia VN-2000
  • Hệ cao độ Nhà Nước

Hệ thống mốc sử dụng bao gồm:

  • Lưới khống chế tọa độ: Dựa vào các điểm địa chính cơ sở gần nhất do Trung tâm Thông tin Dữ liệu đo đạc và Bản đồ – Cục đo đạc Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam cung cấp.
  • Hệ thống mốc tọa độ và cao độ: Được sử dụng để xác định vị trí và cao độ của các điểm khảo sát trên mặt đất và vị trí tâm ảnh. Các mốc tọa độ và cao độ này cung cấp thông tin chính xác về vị trí và độ cao của các điểm đo đạc.
bang-flycam

Trong quá trình khảo sát, đầu tiên là tìm các mốc địa chính cơ sở trên bản đồ mốc quốc gia, gần khu vực cần khảo sát. Điều này bao gồm hai mốc địa chính cơ sở: một mốc để sử dụng làm điểm tham chiếu và một mốc để kiểm tra lại tọa độ X:Y của mốc mới dựng, đảm bảo độ chính xác của kết quả.

Sau đó, cần tìm mốc cao độ quốc gia để xác định độ cao Z của các điểm khảo sát so với mực nước biển, từ đó đo đạc và định vị độ cao của các điểm trên mặt đất.

Bước 2: Trải điểm khống chế đều trên khu vực kiểm soát sai số

Các điểm GCP (Ground Control Points) là những điểm khống chế mặt đất, được phân bố đều và đo đạc để xác định cao tọa độ theo hệ VN2000. Những điểm này sẽ được gán tọa độ và cao độ tương ứng với các tấm ảnh chụp để chúng được định vị đúng vị trí trên bản đồ. Quá trình xử lý dữ liệu sau đó sẽ tạo ra bản đồ chính xác theo hệ tọa độ mong muốn.

dich-vu-khao-sat-dia-hinh-bang-flycam

Việc phân phối đúng các điểm GCP là rất quan trọng trong quá trình này. Đối với những địa hình phức tạp, cần nhiều điểm GCP để đại diện đầy đủ và chính xác. Trong khi đó, khu vực bằng phẳng có thể cần ít điểm GCP hơn vì độ chính xác trong đo đạc ít biến đổi. Điều này giúp đảm bảo rằng số đo được thu thập là chính xác và đáng tin cậy.

Bước 3: Tiến hành bay quét bằng flycam

cong-ty-khao-sat-dia-hinh-bang-flycam

Lần 1: Xác định dáng địa hình tổng thể của khu vực

Tiến hành bay toàn bộ khu vực để thu thập dữ liệu về dáng địa hình tổng thể bằng flycam. Quá trình này cung cấp cái nhìn toàn diện về địa hình, bao gồm thông tin về độ cao, độ dốc, độ lồi lõm, hình dạng địa hình và các yếu tố khác.

Lần 2: Bay scan 3D theo dáng địa hình

Việt-Flycam khác biệt với các đơn vị khảo sát khác bằng việc thực hiện bay scan 3D theo dáng địa hình, nhằm đảm bảo độ phân giải và độ chính xác đồng đều trên toàn khu vực đo.

Các tấm ảnh được chụp để xác định các địa vật, khu vực (đường xá, nhà cửa,…) và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để tự động khoanh vùng các khu vực có cây bao phủ để chuẩn bị cho bước lọc cây cối trên địa hình.

Dữ liệu thu thập tự động được xử lý bằng nền tảng tracdiaso để tạo ra sản phẩm bản đồ 2D độ nét cao và mô hình 3D tổng thể toàn khu vực.

Bước 3: Bay lọc bỏ lớp cây bằng công nghệ Lidar

Việt-Flycam tiến hành bay lần thứ ba theo các khu vực thực phủ được khoanh vùng từ lần bay thứ hai, sử dụng công nghệ Lidar để lọc bỏ lớp cây.

Đối với các khu vực phức tạp như rừng, cây bụi, thực phủ dày đặc, Việt-Flycam sẽ thực hiện đo đạc lại bằng công nghệ RTK để đảm bảo độ chính xác cho toàn khu vực.

Kết quả của quá trình này là dữ liệu đầy đủ về mặt đất và các yếu tố trên ngọn cây, giúp cung cấp thông tin chính xác về địa hình và môi trường trong khu vực khảo sát.

Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam

Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB