Phương pháp tọa độ cực thích hợp khi khu vực xây dựng quang đãng, bằng phắng và khoảng cách bố trí nhỏ hơn chiều dài thước. Hiểu rõ hơn về phương pháp toạ độ cực trong trắc địa xây dựng trong bài viết dưới đây.

Khái niệm toạ độ cực trong trắc địa

Phương pháp tọa độ cực được sử dụng trên các khu vực xây dựng chưa có mạng lưới ô vuông. Phương pháp này dùng để tìm vị trí của một điểm nằm trên một hướng đã biết, xuất phát từ một điểm cần xác định vị trí trên thực địa của các điểm C và D xuất phát từ 2 điểm A và B của mạng lưới trắc địa hiện có (hình X-3).

Phương pháp tọa độ cực trong trắc địa xây dựng công trình

Vị trí của các điểm C và D cần tìm đã được xác định trong thiết kế bằng các tọa độ xC, yC và xD, yD, còn trắc địa các điểm khống chế A và B đã được cho trong bảng trắc địa. Để xác định vị trí thực của các điểm C và D cần căn cứ vào trắc địa của cả 4 điểm A, B, C và D từ đó tính được khoảng cách AC, BD và phương hướng của các khoản cách đo (góc định hướng).

Dựa theo hiệu số góc định hướng của cạnh, xuất phát AB và của các cạnh AC và BD mà tính ra các góc αA và αB sau đó bố trí các điểm C và D. Từ A mở góc αA và bố trí đoạn thẳng dA = AC xác định được điểm C. Từ B mở góc αB và bố trí đoạn thẳng dB = BD xác định được điểm D.

Bố trí chi tiết công trình sử dụng Phương pháp toạ độ cực

Để bố trí các điểm đặc trưng của công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: phương pháp toạ độ cực, phương pháp toạ độ vuông góc, phương pháp giao hội trong đó phổ biến nhất là phương pháp toạ độ cực

Phương pháp được ứng dụng tương đối phổ biến, thích hợp khi khu vực xây dựng quang đãng, bằng phắng và khoảng cách bố trí nhỏ hơn chiều dài thước. Điểm công trình C được định vị trên mặt đất thông qua hai thành phần cực là góc cực β và khoảng cách cực D, gọi là số liệu bố trí theo phương pháp tọa độ cực.

Phương pháp tọa độ cực trong trắc địa xây dựng công trình

Đo vẽ chi tiết bản đồ áp dụng phương pháp tọa độ cực

Dựa trên cơ sở hệ toạ độ cực, ngoài thực địa lấy các điểm khống chế là tâm cực, đường nối giữa điểm tâm cực với các điểm khống chế khác là trục cực. Một điểm chi tiết i nào đó được xác địng bởi ba thông số: góc cực βi, khoảng cách cực Di và chênh cao hi của điểm chi tiết so với điểm tâm cự

Sau khi đo chi tiết ở ngoài thực địa, ở trong phòng tiến hành tính sổ đo chi tiết đồng thời dùng dụng cụ hoặc các phần vẽ bản đồ để xác định vị trí các điểm chi tiết trên bản đồ và dùng hệ thống ký hiệu và đường đồng mức để biểu diễn bản đồ.

Phương pháp tọa độ cực trong Công tác nội nghiệp

– Tính sổ đo chi tiết gồm: chuyển chiều dài nghiêng S về nằm ngăng D; tính góc đứng V; tính chênh cao và độ H của các điểm chi tiết.

– Vẽ khung lưới ô vuông, kiểm tra các cạnh ô vuông không chênh nhau quá 0.2mm, các đường chéo ô vuông không chênh nhau quá 0.3mm. Xác định các điểm khống chế lên bản vẽ theo phương pháp toạ độ vuông góc. Vẽ ký hiệu điểm khống chế và bên cạnh ghi một phân số với tử số là tên điểm, mẫu là độ cao.

– Xác định các điểm chi tiết lên bản vẽ theo phương pháp toạ độ cực bằng các dụng cụ văn phòng như: thước đo độ, thước tỷ lệ, thước mm. Các điểm chi tiết được đánh dấu bằng bút chì và ghi trị số độ cao các điểm mia. Các dấu chấm chì đánh dấu điểm chi tiết nằm cách góc dưới phía tây của số ghi độ cao 1,5mm.

– Dùng các ký hiệu quy ước để thể hiện địa vật và vẽ đường đòng mức thể hiện dáng đất.

Phương pháp tọa độ cực trong trắc địa xây dựng công trình

Phương pháp tọa độ cực trong công tác trắc địa vùng đập ngăn nước

Cụ thể đường cong tròn trên mặt đất thì cứ cách một đoạn k nào đó (5m hoặc 10m hoặc15m…) người ta phải bố trí một cọc trên đường cong tròn, các cọc này gọi là cọc chi tiết. Để bố trí các điểm chi tiết có thể dùng phương pháp tọa độ cực mở rộng.

Bố trí thân đập: từ trục chính, bố trí các trục phụ và căn cứ vào đường giới hạn thân đập để bố trí các điểm, các mặt cắt đặc trưng của đập thân đập.

Bố trí móng đập: Căn cứ vào trục chính của đập và bản vẽ thi công để bố trí mặt bằng móng đập, còn về độ cao xác định từ tầng đá gốc đến độ cao đập theo thiết kế.

Nền tảng lưu trữ và hiển thị dữ liệu TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ

CLICK HERE

Thông tin liên hệ:

Số điện thoại: 0917111392 – 0869191996

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Website: https://vietflycam.vn

Youtube: http://www.youtube.com/c/ViệtFlycam

Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam

Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB