Đo đạc trắc địa khảo sát địa hình là bước quan trọng trong quá trình giải phóng mặt bằng, dự trù thi công và thiết lập dự án. Dưới đây là những yếu tố nhiều khách hàng đặt câu hỏi về các quy định khi tiến hành khảo sát địa hình.

Quy định về đo đạc phục vụ cho giải phóng mặt bằng

Đo đạc trắc địa khảo sát địa hình

Trường hợp đo đạc phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì phải lập phương án thi công và được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt theo đúng quy định của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

Phạm vi đo đạc được xác định trong phương án thi công và phải bảo đảm các nguyên tắc:

– Đối với khu vực đã có bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính thửa đất, căn cứ phương án thi công đã được phê duyệt để xác định ranh giới và diện tích phần đất thu hồi trên thực địa, thực hiện chỉnh lý trên bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính và hồ sơ địa chính.

– Đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính, các thửa đất bị thu hồi một phần hoặc toàn bộ thì phải đo vẽ trọn từng thửa đất, bao gồm cả phần diện tích bị thu hồi và phần diện tích còn lại của thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất để phục vụ việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính (nếu có).

Tham khảo: Yêu cầu về độ chính xác và sai số trong bản đồ địa chính

Khảo sát địa hình phải có giấy phép đo đạc, bản đồ?

Đo đạc trắc địa khảo sát địa hình

Lập quy hoạch và khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình.

Hoạt động khảo sát địa hình là hoạt động khảo sát xây dựng được quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, nếu tổ chức hoạt động khảo sát địa hình thì chỉ cần có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức trong đó có hoạt động khảo sát địa hình.

Nếu tổ chức thực hiện thành lập bản đồ địa hình phục vụ công tác quy hoạch xây dựng, theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng thì tổ chức bắt buộc phải có giấy phép hoạt động nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa hình theo quy định tại Khoản 7 Điều 29 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Đo đạc trắc địa và bản đồ.

Nếu tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ công trình như bản đồ công trình ngầm, các loại bản đồ công trình khác (nếu có) thì tổ chức bắt buộc phải có giấy phép hoạt động nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa hình theo quy định tại Khoản 13 Điều 29 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP.

Bạn có thể quan tâm: Quy trình đo đạc lập bản đồ địa chính theo căn cứ Luật Đất đai cần biết

Đo đạc, lập bản đồ địa chính có phải dịch vụ tư vấn?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 68 của Luật Đất đai và Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ bao gồm: Tổ chức phát triển quỹ đất và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đo đạc trắc địa

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 69 của Luật Đất đai và Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì cơ quan tài nguyên và môi trường phải trình UBND cùng cấp phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Điểm c, Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai gồm: Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, đo đạc, lập bản đồ địa chính là một trong các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.

Để phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì có thể tách riêng công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và giao cho tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động về dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính thực hiện thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn.

Việc thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính phải bảo đảm theo đúng quy định của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

Giải pháp máy bay không người lái Việt-Flycam

Hotline: 0917.111.392 - 0869.191.996

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: Vietflycam1102@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB